Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu? Công thức tính chuẩn 2023

Sắt là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho các bạn thông tin về khối lượng riêng của sắt, trọng lượng riêng của sắt. Cùng tìm hiểu ngay thôi nhé!

01/06/2023 123
Sắt là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho các bạn thông tin về khối lượng riêng của sắt, trọng lượng riêng của sắt. Cùng tìm hiểu ngay thôi nhé!

Tìm hiểu về kim loại sắt

Đây là một trong những kim loại hiện diện nhiều nhất trên trái đất nên được ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Tuy vậy, việc tìm thấy dạng tự do của sắt trong tự nhiên hầu như rất hiếm. Đa số sắt đều được thu lại sau khi khử hóa các quặng sắt có trong mỏ khoáng sản.


Tìm hiểu về khối lượng riêng của sắt

Sắt là kim loại màu xám bạc, có độ bền và độ cứng cao, dễ gia công chế biến do đặc tính dễ dát mỏng nên được nhiều nơi lựa chọn sử dụng. Nhưng sắt lại rất dễ bị oxi hóa trong không khí nên nếu để quá lâu trong tự nhiên, bên ngoài sẽ xuất hiện lớp gỉ oxit sắt (rỉ sét).

>>> Có thể bạn quan tâm: Khối lượng riêng của vàng là gì? Cách tính thế nào?

Khối lượng riêng là gì?

Khối lượng riêng còn được gọi là mật độ khối lượng, biểu thị mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật. Giải thích đơn giản thì khối lượng riêng chính là lấy khối lượng chia cho thể tích của vật cần xét.Đơn vị của khối lượng riêng là g/cm3.

Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu?

Sắt được dùng để làm nguyên liệu cho những đồ dùng cá nhân như dao, kềm, kệ sắt đến những đồ nội thất như khung cửa, cầu thang, hay thậm chí trong các công trình giao thông vận tải. Vì được sử dụng với tần suất nhiều nên việc nắm được khối lượng riêng của sắt kg/m3 sẽ giúp ích cho người sản xuất, mua hàng giảm thiểu rủi ro về sai lệch đơn vị khi thi công. Cách tính khối lượng riêng của sắt: Sắt là một kim loại chắc chắn và khá nặng, khối lượng riêng của nó lớn hơn hầu hết các kim loại khác. Khối lượng riêng của sắt vào khoảng 7800 kg/m3. Con số này được tính dựa trên công thức tính khối lượng riêng của sắt:

m = D x L x S

Trong đó:

  • m: trọng lượng của sắt (kg)
  • D: khối lượng riêng của sắt
  • L: chiều dài của sắt (mm)
  • S: diện tích mặt cắt ngang của sắt (m2)

Tỷ trọng các kim loại được hình thành bởi sự tham gia của các thành phần carbon vào trong vật liệu. Vì vậy, khối lượng riêng của mỗi loại là khác nhau. Bạn có thể tham khảo khối lượng riêng của một vài kim loại khác trong bảng dưới đây để nắm được thông số và tính toán chính xác:

Kim loại Khối lượng riêng (kg/m³)
Chì 11.300
Nhôm 2.700
Kẽm 7.000
Đồng 8.900

Nhiệt dung riêng của sắt là 460 J.kg/K, là một mức độ trung bình theo như bảng tổng hợp nhiệt dung riêng của kim loại:

Chất Nhiệt dung riêng (J.kg/K)
Nước 4.200
Rượu 2.500
Nước đá 1.800
Không khí 1.005
Nhôm 880
Đất 800
Sắt 460
Đồng 380
Thiếc 230
Chì 130

Sắt có khả năng dẫn điện tốt, chỉ đứng sau nhôm và đồng và có từ tính rất tốt. Tuy vậy, khi sắt ở trong nhiệt độ khoảng 800 độ C, từ tính sẽ dần biến mất.

Khối lượng riêng của sắt trong xây dựng

Trong thực tế, chúng ta cần phải phân biệt khối lượng riêng của sắt và khối lượng riêng của sắt trong xây dựng bởi hai đại lượng này có sự chênh lệch đáng kể. Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 và khối lượng riêng của sắt trong xây dựng là 7850 kg/m3.


Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của sắt

Sắt là cốt lõi của mọi công trình xây dựng, do đó, việc tính toán cẩn trọng khối lượng riêng cho từng hình khối là cần thiết. Giả dụ:

  • Trọng lượng riêng của sắt tấm = Độ dày (mm) x chiều dài (mm) x chiều rộng (mm) x 7.85 (g/m3)
  • Trọng lượng riêng của sắt ống = 0.003141 x Độ dày (mm) x Đường kính ngoài (mm) – [ Độ dày (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (mm) ]
  • Trọng lượng sắt hộp vuông = [4 x Độ dày (mm) x Cạnh (mm) – [4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85(g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m) ]
  • Trọng lượng sắt hộp chữ nhật = [2 x Độ dày (mm) x {Cạnh 1 (mm) + Cạnh 2 (mm)} – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85 (g/cm3) x 0.001 x Chiều dài (m)
  • Trọng lượng thanh la = 0.001 x Chiều rộng (mm) x Độ dày (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (m)
  • Trọng lượng cây đặc vuông = 0.0007854 x Đường kính ngoài (mm) x 7.85 (g/m3) x Chiều dài (m)

>> Có thể bạn quan tâm: Rác thải nhựa và những hậu quả khôn lường đến từ rác thải nhựa

Vì sao cần biết khối lượng riêng của sắt?

Khi biết được khối lượng riêng, bạn sẽ dễ dàng trong việc thiết kế bản vẽ, tính toán các con số cũng như phân chia tỷ lệ nguyên liệu cho hợp lý. Nếu là người mua, bạn có thể dựa trên những tiêu chuẩn này để tra cứu và tự tính toán xem liệu mình có nhận được đủ số lượng hàng thực tế hay không.Trên đây là một số thông tin chia sẻ về khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu cùng một số kiến thức liên quan mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vật liệu này. Thông tin liên hệ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tỉnh Bình Dương, với sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp và sản xuất, đang chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về việc xử lý và tái chế phế liệu. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty thu mua phế liệu đã được thành lập tại khu vực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu ba công ty thu mua phế liệu uy tín tại Bình Dương, giúp bạn dễ dàng lựa chọn đối tác phù hợp cho nhu cầu của mình.
Trong thời đại hiện đại, việc thu mua và tái chế phế liệu không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và cá nhân. Nếu bạn đang tìm kiếm công ty thu mua phế liệu uy tín tại Hà Nội, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn ba công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Những công ty này không chỉ nổi bật với dịch vụ chuyên nghiệp mà còn cam kết bảo vệ môi trường và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Trong ngành công nghiệp dệt may, phế liệu vải tồn là một vấn đề phổ biến mà nhiều doanh nghiệp và xưởng sản xuất phải đối mặt. Nhưng bạn đã thực sự hiểu phế liệu vải tồn là gì và cách xử lý chúng sao cho hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về phế liệu vải tồn, tầm quan trọng của việc quản lý chúng và các phương pháp xử lý tối ưu.
Phế liệu kim loại màu là những vật liệu kim loại không chứa sắt, có màu sắc đặc trưng do các yếu tố hóa học và hợp kim tạo nên. Chúng bao gồm các kim loại như nhôm, đồng, kẽm, niken, và hợp kim của chúng
Phế liệu giấy là các loại giấy đã qua sử dụng và được thu gom để tái chế hoặc xử lý thành các sản phẩm mới. Các nguồn gốc của giấy phế liệu có thể bao gồm giấy từ văn phòng, nhà ở, công nghiệp và thương mại, cũng như các sản phẩm giấy đã qua sử dụng như sách, báo, hộp giấy, túi giấy.
iconfix